Đảo Lý Sơn

Đảo Lý Sơn

Địa chỉ: Lý Sơn, Quảng Ngãi

Điện thoại: Chưa cập nhật

Ngày cập nhật: 06-05-2025 63 lượt xem

Đảo Lý Sơn chắc hẳn là cái tên không còn xa lạ gì với nhiều du khách khi tìm kiếm điểm du lịch Quảng Ngãi. Đảo Lý Sơn hay còn được gọi là Cù Lao Ré, hòn đảo này từng là miệng núi lửa, nhưng hiện nay đã tắt. Nơi đây thường được so sánh như một viên ngọc quý giữa lòng biển khơi khi sở hữu phong cảnh vô cùng lãng mạn, nước biển màu ngọc bích trong vắt cùng những con sóng nhỏ vỗ rì rào.

Đảo Lý Sơn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Quảng Ngãi, thu hút du khách bởi cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ cùng ẩm thực đa dạng. 

du lịch đảo Lý Sơn

Đảo Lý Sơn nổi bật với không gian thiên nhiên hoang sơ (Ảnh: Sưu tầm)

1. Giới thiệu về đảo Lý Sơn

Khi du lịch Quảng Ngãiđảo Lý Sơn là một trong những điểm đến bạn không nên bỏ lỡ. Vậy thông tin đảo Lý Sơn có gì đặc biệt?

1.1. Đảo Lý Sơn ở đâu?

Đảo Lý Sơn thuộc tỉnh nào? Đây là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý tính từ cảng Sa Kỳ ra, nằm ở phía Đông Bắc. Toàn huyện có 2 đảo gồm đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) và đảo Lớn (Cù Lao Ré), 3 xã gồm An Hải, An Vĩnh và An Bình (đảo Bé). Diện tích tự nhiên của đảo Lý Sơn gần 10km2. 

1.2. Lịch sử đảo Lý Sơn

Theo truyền thuyết, đảo Lý Sơn ở Quảng Ngãi là một phần của vùng núi Trà Bồng trôi dạt ở biển Đông. Trong khi đó, các nhà địa chất cho biết hòn đảo được hình thành cách đây vài triệu năm từ sự phun trào của các dòng nham thạch của núi lửa. Hiện nay, trên đỉnh núi Thới Lới vẫn còn miệng núi lửa - nay là hồ chứa nước ngọt tự nhiên. Những hang động, cổng đá, lớp trầm tích nham thạch xếp nếp được hình thành bởi sự xâm thực của nước biển. 

Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi là một di tích lịch sử lâu đời, gắn liền với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta. Lý Sơn chính là nơi phát tích của Hải đội Hoàng Sa - đây là đội quân bảo vệ chủ quyền trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn. 

huyện đảo Lý Sơn

Những câu chuyện về lịch sử hình thành đảo Lý Sơn khiến nhiều du khách cảm thấy thích thú (Ảnh: Sưu tầm)

2. Hướng dẫn di chuyển khi du lịch Lý Sơn

2.1. Phương tiện di chuyển đến huyện đảo Lý Sơn

Nếu chưa biết đến đây như thế nào, bạn hãy tham khảo các cách đi đảo Lý Sơn sau:

- Máy bay: nếu xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, du khách có thể mua vé bay đến sân bay Chu Lai. Sau đó, bạn thuê taxi hoặc xe buýt di chuyển từ sân bay Quảng Ngãi này tới cảng Sa Kỳ. 

- Tàu hoả: đi tàu ra đảo Lý Sơn là một trong những trải nghiệm thú vị, giúp du khách kết hợp chiêm ngưỡng phong cảnh dọc đường. Từ ga Quảng Ngãi, du khách đi xe tới cảng Sa Kỳ mất khoảng 30 phút. 

- Xe khách: với những đoàn khách đông người, việc di chuyển bằng xe khách là lựa chọn hoàn hảo. Các tuyến xe khách từ Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… tới Quảng Ngãi rất nhiều. Từ đây, du khách tiếp tục đi xe buýt hoặc taxi tới cảng Sa Kỳ. 

2.2. Phương tiện đi lại trên đảo

Khi đến đảo Lý Sơn, di chuyển quanh đảo và giữa các địa điểm tham quan cũng là một phần trong tổng chi phí khám phá nơi đây. Một số phương tiện đi lại trên đảo gồm:

- Xe máy: đây là phương tiện đi lại phổ biến nhất. Bạn có thể thuê xe máy với mức giá từ 100.000 - 150.000 VNĐ/ngày. 

- Xe đạp: nếu muốn di chuyển chậm hơn, tận hưởng không khí trong lành trên đảo, đi xe đạp cũng là lựa chọn lý tưởng với chi phí thuê xe khoảng 50.000 VNĐ/ngày. 

- Xe điện: đối với các nhóm khách đông người hoặc gia đình, xe điện sẽ đem đến sự an toàn và thoải mái hơn. Chi phí thuê xe điện từ 300.000 - 500.000 VNĐ/chuyến tham quan. 

phương tiện di chuyển trên đảo Lý Sơn

Di chuyển bằng xe máy giúp du khách thuận tiện khám phá huyện đảo Lý Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

3. Review đảo Lý Sơn có gì? 

3.1. Các điểm đến thiên nhiên 

Ngoài biển Lý Sơn, nơi đây cũng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Nếu chưa biết đảo Lý Sơn có gì đẹp, bạn hãy tham khảo ngay các địa điểm tuyệt vời dưới đây.

3.1.1. Cổng Tò Vò

Cổng Tò Vò Lý Sơn thực chất là một cổng đá cao hơn 2m nằm trên biển. Người dân địa phương cho rằng nham thạch phun trào từ núi lửa cách đây 2 triệu năm gặp nước biển bị đông cứng đã tạo ra cổng vòm có hình dáng đặc biệt này. Xung quanh cổng Tò Vò là bãi đá nham thạch đen. Thời điểm lý tưởng trong ngày để khám phá nơi đây là khi hoàng hôn. Lúc này, mặt trời dần dần khuất sau đường chân trời, những tia nắng cuối ngày le lói qua khe đá tạo nên khung cảnh rất ấn tượng. 

cổng Tò Vò Lý Sơn

Khung cảnh hoàng hôn rực rỡ bên cổng Tò Vò Lý Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Cổng Tò Vò Lý Sơn

3.1.2. Hang Câu

Hang Câu có một bên là bãi biển với bờ cát trắng mịn, một bên là vách đá dựng thẳng đứng. Dưới tác động của sóng và gió biển, các bách đá có hình thù rất đặc biệt, gần bờ có nhiều rạn san hô đa sắc màu. Đến cảnh đẹp đảo Lý Sơn này, bạn có thể tham gia một số hoạt động hấp dẫn như chèo thuyền kayak, lặn biển ngắm san hô, check-in sống ảo… 

hang Câu Lý Sơn

Vách đá dựng đứng tại hang Câu (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Hang Câu

3.1.3. Núi Thới Lới

Địa điểm du lịch Lý Sơn này nằm ở phía Đông của đảo. Đây là ngọn núi lửa cao nhất và lớn nhất tại Lý Sơn, được mệnh danh là “vương quốc tỏi”. Sở hữu độ cao khoảng 170m so với mực nước biển, núi Thới Lới vừa là địa danh tham quan nổi tiếng, vừa là minh chứng cho lịch sử địa chất lâu đời, vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của biển đảo miền Trung nước ta. Trên đỉnh núi có cột cờ Tổ quốc giống như một biểu tượng khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. 

Hồ Núi Lửa Thới Lới

Hồ Núi Lửa Thới Lới (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Hồ Núi Lửa Thới Lới

3.1.4. Hòn Mù Cu

Hòn Mù Cu được biết đến là địa điểm đón bình minh đầu tiên tại đảo Lý Sơn. Một trong những yếu tố làm nên sự độc đáo của địa điểm này chính là các bãi đá trải dài được hình thành từ nham thạch núi lửa. Bên cạnh đó, hòn đảo còn có ngọn hải đăng sơn đỏ trắng rất độc đáo. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh bình minh, hoàng hôn lãng mạn trên mặt biển, check-in những tấm hình tuyệt đẹp, lặn biển ngắm san hô, tắm biển, câu cá cùng người dân địa phương… 

hòn Mù Cu Lý Sơn

Ngọn hải đăng sừng sững giữa hòn Mù Cu (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Hải đăng Mù Cu

3.1.5. Đảo Bé Lý Sơn

Đảo Bé Lý Sơn còn có tên gọi khác là xã đảo An Bình, có diện tích khiêm tốn chỉ 1km2. Trên đảo có gần 100 hộ dân sinh sống. Đến đảo Bé Lý Sơn, du khách sẽ được chào đón bằng những bãi biển trong xanh, làn gió biển mát lạnh. Nếu có dịp đến nơi đây, bạn đừng quên tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn như lặn biển ngắm san hô; cắm trại ngắm hoàng hôn, bình minh; tắm biển; chụp ảnh lưu niệm… 

đảo Bé Lý Sơn

Trải nghiệm chèo kayak trên biển tại đảo Bé Lý Sơn khiến nhiều du khách cảm thấy thích thú (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Bến Tàu Đảo Bé

3.1.6. Cánh đồng tỏi

Tỏi là một trong những đặc sản đảo Lý Sơn rất nổi tiếng, vừa làm gia vị, vừa được chế biến thành nhiều món ngon như gỏi tỏi. Loại đặc sản này thường được trồng vào tháng 9, thu hoạch vào tháng 2, tháng 3 năm sau. Những cánh đồng tỏi tại đảo Lý Sơn rộng lớn, xanh ngắt, khiến ai đến rồi cũng nhớ mãi không quên. Đến đây, bạn có thể tìm hiểu cách trồng tỏi và tham gia quá trình trồng, thu hoạch tỏi cùng người dân địa phương. 

cánh đồng tỏi Lý Sơn

Những cánh đồng tỏi bằng phẳng, xanh mướt vô cùng yên bình (Ảnh: Sưu tầm)

3.1.7. Làng Bích Họa 

Làng Bích Họa nằm gần khu vực cảng đảo Bé, nổi bật với những bức tranh tường nhiều màu sắc. Các bức tranh tại đây do những tình nguyện viên Việt Nam trực tiếp vẽ, góp phần từng bước thay đổi nhận thức và cách ứng xử với môi trường biển, đặc biệt là các loài động vật hoang dã. Khi đến làng Bích Họa, du khách đừng quên lưu lại những tấm hình tuyệt đẹp bên các bức tượng rực rỡ sắc màu. 

làng bích hoạ An Bình

Làng Bích Hoạ An Bỉnh (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Làng Bích Hoạ An Bình

3.1.8. Đường Bích họa ven biển Lý Sơn

Đường Bích họa ven biển Lý Sơn là một con đường được trang trí với những bức tranh tường sống động, mang đến vẻ đẹp rực rỡ và độc đáo cho hòn đảo này. Đường bích họa này có chiều dài dự kiến 300m, chạy dọc theo đường dẫn từ cảng chính đến cổng Tò Vò. Những bức tranh thể hiện cuộc sống của người dân, vẻ đẹp biển đảo, sinh vật biển và nhiều hình thù ngộ nghĩnh, được vẽ bởi các sinh viên tình nguyện.

đường bích hoạ

Đường Bích Hoạ ven biển (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm:  Đường Bích họa ven biển Lý Sơn

3.1.9. Mũi Hải Âu

mũi hải âu

Mũi Hải Âu (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Mũi Hải Âu

3.2. Các điểm đến văn hóa, lịch sử, tâm linh

Các địa điểm du lịch tâm linh, văn hoá, lịch sử tại đảo Lý Sơn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Tại đây, bạn có thể tận hưởng những giây phút thư giãn hiếm có. 

3.2.1. Bến tàu cano Đảo Lớn - Đảo Bé

Bến tàu cano tại đảo Lớn để đi đến đảo Bé Lý Sơn được gọi là bến tàu Đảo Lớn. Từ bến tàu này, bạn có thể đi cano hoặc tàu gỗ để sang đảo Bé. Cano là phương tiện phổ biến nhất và nhanh nhất, mất khoảng 10-15 phút để đến đảo Bé.

bến tàu đảo lớn

Bến tàu cano Đảo Lớn - Đảo Bé (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Bến tàu cano Đảo Lớn - Đảo Bé

3.2.2. Cột cờ Tổ quốc Đảo Lý Sơn

Cột cờ Tổ quốc đảo Lý Sơn được biết là một địa điểm check in được nhiều người thích thú. Đến đây bạn có thể chiêm ngưỡng được toàn bộ đảo Lý Sơn với màu biển xanh, cát trắng tuyệt đẹp. Ngoài ra, đây được biết là một địa điểm để chứng minh sự độc lập của nước nhà với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới dưới bầu trời Việt Nam.

cột cờ tổ quốc

Cột cờ Tổ quốc Đảo Lý Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Cột cờ Tổ quốc Đảo Lý Sơn 

3.2.3. Chùa Đục

Ngôi chùa này nằm trên vách núi Giếng Tiền - một trong những ngọn núi lửa đã dừng hoạt động của đảo Lý Sơn Quảng Ngãi. Chùa Đục được xây dựng từ năm 2008 gồm 3 am thờ. Để đến đây, bạn cần leo 100 bậc thang theo sườn núi. Ngay trước cửa hang là tượng Phật Bà Quan Âm (tên là Quan Âm Đài) cao 27m, hướng ra biển. 

chua-duc

Tượng Phật Bà Quan Âm tại chùa Đục Lý Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Chùa Đục

3.2.4. Chùa Hang

Chùa Hang Lý Sơn có tuổi đời hơn 400 năm tuổi. Chùa Hang nằm trong hang đá lớn ở lưng chừng núi ngay gần cổng Tò Vò. Ngôi chùa đang thờ Phật và các vị có công khai hoang hòn đảo. 

Sân chùa Hang được bao quanh bởi hàng cây cổ thụ, vị trí đặt tượng Phật Bà Quan Âm nhìn thẳng ra biển. Phía trong chùa là di tích Chăm Pa và các bệ thờ tạc trên nhũ đá tự nhiên. Đoạn đường núi dẫn lên chùa Hang là một trong những địa điểm ngắm cảnh đẹp với tầm view hướng về xóm làng bình yên và cánh đồng tỏi xanh ngắt. 

chùa Hang Lý Sơn

Không gian yên tĩnh tại chùa Hang Lý Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Chùa Hang

3.2.5. Âm Linh Tự

Cách cảng Lý Sơn khoảng 500m về hướng Tây, Âm Linh Tự là nơi thờ những người lính Hoàng Sa đã hy sinh năm xưa và các bậc tiền hiền có công khai phá đảo. Nhiều tài liệu quý về di vật, đội lính biển liên quan đến lịch sử hình thành đảo Lý Sơn cũng được lưu giữ tại đây. 

Hằng năm, đền Âm Linh Tự tổ chức nhiều lễ cúng quan trọng, đặc biệt là lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào tháng 3 Âm lịch. Ngay kế bên đền là một bãi cát lớn, du khách có thể dừng chân ngắm biển và hít hà mùi vị mặn mà của biển cả. 

3.2.6. Nhà trưng bày Hải Đại Hoàng Sa 

Nhà trưng bày Hải Đại Hoàng Sa được xây dựng năm 2010, nằm trên một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật của các người lính từ Hoàng Sa, nhiều bản đồ, tư liệu cổ đáng chú ý, chứng minh rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Điểm nổi bật của nhà trưng bày Hải Đại Hoàng Sa chính là cụm tượng đài cao 4,5m được chế tạo từ đá xanh, thể hiện hình ảnh 3 người lính.

đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi

Các hiện vật, tài liệu quý được trưng bày trong nhà trưng bày Hải Đại Hoàng Sa (Ảnh: Sưu tầm)

3.2.7. Nhà Trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải

Nhà trưng bày Hải Đại Hoàng Sa được xây dựng năm 2010, nằm trên một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật của các người lính từ Hoàng Sa, nhiều bản đồ, tư liệu cổ đáng chú ý, chứng minh rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Điểm nổi bật của nhà trưng bày Hải Đại Hoàng Sa chính là cụm tượng đài cao 4,5m được chế tạo từ đá xanh, thể hiện hình ảnh 3 người lính.

Nhà Trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải

Nhà Trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Nhà Trưng bày Đội Hoàng Sa Bắc Hải

3.2.8. Giếng Vua

Đây cũng được xem là một điểm đến được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Lý Sơn. Đến đây bạn sẽ chiêm ngưỡng được giếng nước duy nhất cung cấp nước ngọt cho người dân trên đảo. Giếng nước ngọt khiến nhiều du khách thích thú khi dùng chính mạch nước này để pha trà thì hương vị vương vấn khó quên.

Giếng Vua

Giếng Vua (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Giếng Vua

3.2.9. Nhà trưng bày bộ xương cá Ông

Nhà trưng bày bộ xương cá Ông

Nhà trưng bày bộ xương cá Ông (Ảnh: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Nhà trưng bày bộ xương cá Ông​​​​​​​

3.3. Lễ hội truyền thống ở đảo Lý Sơn

Các lễ hội độc đáo với những hoạt động hấp dẫn góp phần tạo nên nét văn hoá đặc trưng riêng cho đảo Lý Sơn. Vậy nơi đây có lễ hội gì đặc biệt?

3.3.1. Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ hội ở đảo Lý Sơn này có từ thời chúa Nguyễn, khi triều đình lập nên đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải để cắm mốc chủ quyền, tuần tra và thu thập sản vật ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa diễn ra vào tháng 3 Âm lịch hàng năm tại đình làng An Hải và đình làng An Vĩnh, đảo Lý Sơn

Bên cạnh đó, lễ hội này cũng được tổ chức tại các nhà thờ họ, tộc họ trên đảo - nơi có nhiều thế hệ binh sĩ từng tham gia đội Hoàng Sa. Khi tham gia lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa, bạn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như chứng kiến các nghi thức lễ tế thần, lễ khao lề thế lính truyền thống; xem biểu diễn nghệ thuật; tham gia các trò chơi dân gian… 

lễ hội ở đảo Lý Sơn

Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa có nhiều hoạt động độc đáo và thú vị (Ảnh: Sưu tầm)

3.3.2. Lễ hội cầu ngư

Lễ hội cầu ngư được tổ chức vào đầu mùa biển mới nhằm thể hiện sự tri ân, lòng thành kính của người dân đảo Lý Sơn đối với thần Nam Hải (Cá Ông). Theo tín ngưỡng của người dân miền biển, Cá Ông là vị thần linh thiêng, giúp bảo vệ, che chở cho những người làm nghề đánh bắt cá. Các nghi thức chính trong lễ hội cầu ngư được tổ chức tại các lăng thờ Cá Ông, cụ thể là lăng vạn An Hải và vạn An Vĩnh. Một số ý nghĩa to lớn của lễ hội này gồm:

- Dịp đặc biệt để ngư dân bày tỏ lòng thành với biển cả

- Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hoá phi vật thể như múa lân, nghệ thuật hát bả trạo… 

- Mở ra cơ hội cho ngư dân và du khách thập phương giao lưu, kết nối

3.3.3. Lễ hội đua thuyền Tứ Linh

Lễ hội đua thuyền Tứ Linh thường diễn ra từ mùng 4 - 8 Tết Nguyên đán hằng năm. Lễ hội được tổ chức tại vùng biển trước đình làng An Hải và An Vĩnh. Lễ hội ở đảo Lý Sơn này nổi bật với hình ảnh những chiếc thuyền đua được trang trí theo 4 linh vật long (rồng) - lân (kỳ lân) - quy (rùa) - phụng (phượng hoàng), biểu tượng cho sự may mắn, thịnh vượng. 

Ngoài hoạt động chính là đua thuyền, du khách cũng có thể khám phá nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc khác như hát bả trạo, múa lân, các trò chơi dân gian như đánh cờ, kéo co, đá gà… Không khí vui tươi, náo nhiệt của lễ hội đua thuyền Tứ Linh giúp mọi người dễ dàng kết nối, đồng thời làm đời sống tinh thần trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Lễ hội đua thuyền Tứ Linh

Không khí sôi động, tưng bừng của lễ hội đua thuyền Tứ Linh (Ảnh: Sưu tầm)

4. Du lịch Lý Sơn ăn gì?

Ẩm thực rất đa dạng, phong phú, thu hút thực khách bởi những món đặc sản Lý Sơn dân dã và độc đáo như: 

- Gỏi tỏi: món ăn được làm từ tỏi non - đặc sản nổi tiếng của đảo Lý Sơn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị béo bùi, giòn giòn, cay cay rất hấp dẫn. 

- Cua Huỳnh Đế: du khách có thể tìm thấy loại cua này ở khu chợ đêm. Cua Huỳnh Đế có phần thịt chắc, gạch béo ngậy, thơm, có thể chế biến thành nhiều món khác như rang me, nướng than, hấp… 

- Gỏi rong biển: đây là món ăn mà bất kỳ thực khách nào nhìn thấy cũng bị hấp dẫn ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Rong biển lấy từ đại dương xanh trong, giòn rụm, kết hợp với các loại gia vị như chanh, ớt, mắm, hành phi, rau thơm đã tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn. 

- Gỏi sứa: dù là món ăn quen thuộc ở nhiều nơi song gỏi sứa trên đảo Lý Sơn lại có hương vị rất đặc biệt. Sau khi sơ chế sạch sẽ, để ráo nước, người dân sẽ cho thêm gia vị mắm ớt, hành phi, rau thơm vào trộn đều cùng sứa. 

- Nhum biển: loại đặc sản này có thể chế biến theo nhiều kiểu như nướng phô mai, ăn tươi cùng mù tạt… Du khách có thể đi dạo chợ đêm, mua nhum biển tươi về thưởng thức.

- Bún chả cá: đây là món ăn sáng không còn xa lạ gì với người dân địa phương. Chả được làm từ cá đỏ củ nạo nhuyễn, trộn đều với tiêu, tỏi, mắm… Tô bún chả cá ngọt thanh, đầy đặn topping chắc chắn sẽ giúp bạn nạp đầy năng lượng cho ngày mới. 

- Ốc xà cừ xào sả ớt: loại ốc này có điểm đặc biệt là vảy khi tách ra trông giống quân cờ. Vào những ngày trời se lạnh, thưởng thức món ốc xà cừ xào sả ớt cay cay, the the thì còn gì tuyệt vời bằng. 

hải sản Lý Sơn

Đặc sản đảo Lý Sơn đa dạng, phong phú, phù hợp với khẩu vị của mọi thực khách (Ảnh: Sưu tầm)

5. Đặc sản đảo Lý Sơn mua làm quà

Khi đi du lịch biển đảo Lý Sơn, du khách có thể mua những đặc sản nức tiếng dưới đây về làm quà cho người thân, bạn bè:

- Tỏi Lý Sơn: Lý Sơn nổi tiếng với loại tỏi mang tên tỏi cô đơn hay tỏi mồ côi. Loại tỏi này chỉ có một tép duy nhất, mang mùi thơm rất đặc trưng. 

- Cá khô: tuy đã được làm khô song cá vẫn giữ được vị dai ngon của thịt cá. Đặc sản Lý Sơn này có mức giá hợp lý nên bạn có thể thỏa thích lựa chọn. 

- Mắm nhum: mắm được dùng để chấm thịt, có vị thơm đậm đà. Đặc biệt, khi ăn cùng với rau sống, bánh cuốn, thịt ba chỉ luộc, bạn sẽ cảm nhận được hương vị vô cùng tuyệt vời của mắm nhum. 

- Chả cá Lý Sơn: đặc sản này được làm từ các loại cá tươi ngon nên có vị ngọt tự nhiên, dai dai. Chả cá Lý Sơn có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như làm gỏi, chiên, nấu canh… 

- Bánh ít lá gai: đây là món ăn cổ truyền của người dân Lý Sơn. Bánh được làm từ bột nếp, đậu xanh, lá gai, dừa tươi… và gói bằng lá chuối. 

tỏi Lý Sơn

Tỏi là đặc sản nức tiếng tại đảo Lý Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

6. Kinh nghiệm du lịch đảo Lý Sơn cần biết

6.1. Du lịch Lý Sơn mùa nào đẹp?

Thời tiết đảo Lý Sơn có 2 mùa rõ rệt, gồm mùa mưa và mùa nắng. Trong đó, từ tháng 4 - tháng 8 là khoảng thời gian lý tưởng nhất để khám phá nơi đây. Lúc này, thời tiết ổn định, trời ít mưa và có nhiều nắng. Từ tháng 4 - tháng 6 là mùa du lịch cao điểm nên đảo Lý Sơn thu hút rất nhiều du khách. Tháng 9 - tháng 12 là mùa mưa bão, biển động. Vào cuối tháng 12 - tháng 4, rêu xanh phủ khắp các bãi đá ven biển Lý Sơn tạo nên khung cảnh rất đẹp. Dù đi vào thời điểm nào, bạn cũng cần chú ý theo dõi thời tiết trước khi khởi hành để tránh mưa, biển động, gió mùa.

thời tiết đảo Lý Sơn

Tháng 4 - tháng 8 là thời điểm khám phá Lý Sơn lý tưởng nhất (Ảnh: Sưu tầm)

6.2. Địa điểm lưu trú

Đảo Lý Sơn có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ, homestay cho bạn lựa chọn với mức giá đa dạng như Ly Son Bungalow, Bé Ecolodge, Bep’s House... Các địa điểm này có nhiều dạng phòng với thiết kế, tầm view tuyệt đỉnh, phù hợp với nhu cầu của nhiều du khách. 

6.3. Chi phí đi đảo Lý Sơn

Chuyến du lịch đảo Lý Sơn tự túc gồm các loại chi phí như sau:

Chi phí di chuyển: 

- Chi phí di chuyển đến Quảng Ngãi: 500.000 - 3.000.000 VNĐ/người

- Chi phí di chuyển ra đảo Lý Sơn: 150.000 - 180.000 VNĐ/người

- Chi phí di chuyển trên đảo: 50.000 - 500.000 VNĐ/ngày

Chi phí tham quan các địa điểm: 10.000 - 100.000 VNĐ/người/lượt. Ngoài ra, một số địa điểm miễn phí vé tham quan.

Chi phí tham gia các hoạt động giải trí: 

- Lặn biển ngắm san hô: 200.000 - 300.000 VNĐ/người

- Thuê thuyền: 500.000 - 1.000.000 VNĐ tuỳ vào loại thuyền và thời gian

Chi phí lưu trú: 150.000 - 1.500.000 VNĐ/đêm 

Chi phí ăn uống: 200.000 - 1.000.000 VNĐ

Chi phí mua quà lưu niệm: 50.000 - 1.000.000 VNĐ

cảnh đẹp Lý Sơn

Du lịch Lý Sơn cần chuẩn bị nhiều loại chi phí khác nhau (Ảnh: Sưu tầm)

6.4. Một số lưu ý khác

Để hành trình du lịch Lý Sơn tự túc diễn ra an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

- Nên đặt vé máy bay, tàu xe, khách sạn sớm để tránh hết chỗ, đặc biệt là trong mùa cao điểm

- Người dân Quảng Ngãi nói chung và đảo Lý Sơn nói riêng sử dụng tiếng địa phương nên có 1 số từ khá khó hiểu. Bạn nên học trước một số từ cơ bản để dễ dàng giao tiếp với người bản địa 

- Chủ động cập nhật tình hình thời tiết trước chuyến đi

- Mang theo tiền mặt vì trên đảo không có nhiều máy ATM

- Mang theo thẻ căn cước, giấy phép lái xe để thuận tiện thuê xe, làm thủ tục thuê phòng và di chuyển… 

du lịch đảo Lý Sơn tự túc

Du khách cần chú ý một số vấn đề khi khám phá đảo Lý Sơn (Ảnh: Sưu tầm)

Đảo Lý Sơn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, thanh bình và thơ mộng. Với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị, đa dạng, nơi đây hứa hẹn đem đến cho du khách những giây phút đáng nhớ. 

Nguồn: Sưu tầm

Địa Điểm Liên Quan
Danh sách xã phường Quảng Ngãi
Danh sách xã phường Quảng Ngãi
TP. Quảng Ngãi184 lưt xem
Vườn Hoa Kon Trang Long Loi
Vườn Hoa Kon Trang Long Loi
Xã Đăk Hà, Quảng Ngãi8 lưt xem
Hồ Đăk Ke
Hồ Đăk Ke
Xã Măng Đen, Quảng Ngãi7 lưt xem
Ngục Đắk Glei
Ngục Đắk Glei
Xã Đăk Pék, Quảng Ngãi7 lưt xem
Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray
Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray
Xã Sa Thầy, Quảng Ngãi9 lưt xem
Nhà Rông Kon Klor
Nhà Rông Kon Klor
Phường Kon Tum, Quảng Ngãi7 lưt xem
Núi Ngọc Linh
Núi Ngọc Linh
Xã Ngọc Linh, Quảng Ngãi7 lưt xem
Ngã Ba Đông Dương
Ngã Ba Đông Dương
Xã Bờ Y, Quảng Ngãi7 lưt xem
Ngục Kon Tum
Ngục Kon Tum
Phường Kon Tum, Quảng Ngãi8 lưt xem
Cầu Treo Kon Klor
Cầu Treo Kon Klor
Xã Đắk Rơ Wa, Quảng Ngãi7 lưt xem
Thác Pa Sỹ
Thác Pa Sỹ
Xã Măng Đen, Quảng Ngãi9 lưt xem
Cánh Đồng Tỏi Lý Sơn
Cánh Đồng Tỏi Lý Sơn
đảo Lý Sơn71 lưt xem
Làng Hoa Nghĩa Hiệp
Làng Hoa Nghĩa Hiệp
xã Nghĩa Hiệp – Tư Nghĩa – Quảng Ngãi53 lưt xem
Đầm An Khê
Đầm An Khê
Phổ Khánh, Đức Phổ, Quảng Ngãi36 lưt xem
Làng Gốm Mỹ Thiện
Làng Gốm Mỹ Thiện
Thôn Mỹ Thiện, Xã Bình Hiệp, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi51 lưt xem
Cầu Cổ Lũy
Cầu Cổ Lũy
Nối Thành phố Quảng Ngãi và Khu kinh tế Dung Quất (phía đông thành phố)61 lưt xem
Nhà máy thuỷ điện Sơn Tây
Nhà máy thuỷ điện Sơn Tây
Sơn Tân, Sơn Tây, Quảng Ngãi42 lưt xem
Đập Thạch Nham
Đập Thạch Nham
Xã Nghĩa Điền, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi34 lưt xem
Cổ Lũy Cô Thôn
Cổ Lũy Cô Thôn
Nghĩa Phú, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi43 lưt xem
Hồ chứa nước Nước Trong
Hồ chứa nước Nước Trong
Xã Sơn Bao, Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi40 lưt xem
Gành Yến
Gành Yến
Bình Sơn, Quảng Ngãi38 lưt xem
Làng nghề truyền thống Tịnh Kỳ
Làng nghề truyền thống Tịnh Kỳ
xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngã43 lưt xem
Thác Ba Tầng
Thác Ba Tầng
Núi Cà Đam, thôn Quế, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi33 lưt xem
Làng cổ Gò Cỏ
Làng cổ Gò Cỏ
tổ dân phố Long Thạnh 2, Đức Phổ, Quảng Ngãi34 lưt xem
Hồ Diên Trường
Hồ Diên Trường
Phổ Khánh, Đức Phổ, Quảng Ngãi35 lưt xem
Bãi tắm Châu Tân
Bãi tắm Châu Tân
xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi59 lưt xem
Hồ Liệt Sơn
Hồ Liệt Sơn
xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi48 lưt xem
Thác trượt Trà Bói
Thác trượt Trà Bói
Trà Giang, Trà Bồng, Quảng Ngãi42 lưt xem
Kè biển Lệ Thủy
Kè biển Lệ Thủy
Bình Sơn, Quảng Ngãi40 lưt xem
Làng Bích họa An Bình
Làng Bích họa An Bình
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi37 lưt xem
Mũi Hải Âu
Mũi Hải Âu
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi48 lưt xem
Bến Tàu Đảo Bé
Bến Tàu Đảo Bé
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Cổng Tò Vò - Đảo Bé
Cổng Tò Vò - Đảo Bé
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Hồ Núi Lửa Thới Lới
Hồ Núi Lửa Thới Lới
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi44 lưt xem
Hải đăng Mù Cu
Hải đăng Mù Cu
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi39 lưt xem
Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn
Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi38 lưt xem
Cầu cảng Bến Đình
Cầu cảng Bến Đình
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Đường Bích họa ven biển Lý Sơn
Đường Bích họa ven biển Lý Sơn
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Cổng Tò Vò - Đảo Lớn
Cổng Tò Vò - Đảo Lớn
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi57 lưt xem
Hang Câu
Hang Câu
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Đăng tin việc làm