Thành cổ Quảng Ngãi

Thành cổ Quảng Ngãi

Địa chỉ: 1A Phan Huy Ích, Trần Hưng Đạo, Quảng Ngãi

Điện thoại: 02553727339

Ngày cập nhật: 07-05-2025 47 lượt xem

Thành cổ Quảng Ngãi còn có tên là Cẩm Thành (Thành Gấm) được khởi công xây dựng năm 1807 ở Chánh Mông, huyện Chương Nghĩa (trên địa bàn di tích hiện nay) và đến năm 1815 thì hoàn chỉnh, được dùng làm hành cung và nơi đặt cơ quan chính quyền tỉnh Quảng Ngãi từ 1832 đến khi bị phá hủy bởi chiến tranh.

Xứ Quảng nổi tiếng là vùng đất lưu giữ bao giá trị văn hóa và lịch sử cổ kính, ấn tượng, nên chuyến trở về với quá khứ vàng son một thời tại thành cổ Quảng Ngãi là một hoạt động cực kỳ đáng để trải nghiệm.

Lịch sử của thành cổ Quảng Ngãi

Thành cổ Núi Bút hay Cẩm Thànhthành Gấm là một thành lũy cổ tọa lạc trên đường Phan Huy Ích, phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, trước kia là làng Phú Nhơn, thị trấn Sơn Tịnh, huyện Bình Sơn.

Cái tên “Núi Bút” bắt nguồn từ ngọn núi biểu tượng cho nền văn học Quảng Ngãi nằm gần thành, còn “Cẩm Thành” bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 19 với ý nghĩa nói về một tòa thành đẹp trong danh sách 12 cảnh đẹp của xứ Quảng.

 thành cổ Quảng Ngãi hiện tại

Thành cổ hiện tại mà chúng ta thấy

Được biết, tòa thành lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1749 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ở phía Bắc cầu Trà Khúc. Sau đó vào năm 1802 được dời về xã Phú Đăng, đến năm 1807 lại đổi vị trí sang xã Chánh Mông và phải mất đến 8 năm để hoàn thành. 

Khoảng thời gian từ năm 1815 đến 1945 là lúc mà thành cổ Quảng Ngãi đạt thời kỳ huy hoàng nhất vì được dùng làm trung tâm hành chính của chế độ phong kiến và quân đội Pháp. Và thật đáng tiếc là vào năm 1947 tòa thành cũ đã bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại dấu tích ở trước khách sạn Ninh Thọ, trong khuôn viên quảng trường tỉnh Quảng Ngãi.

di tích của thành cổ Quảng Ngãi cũ còn sót lại

Dấu tích của thành cũ

Công trình lịch sử mà ngày nay chúng ta nhìn thấy là một mô hình phục dựng theo cấu trúc cũ qua các hình ảnh và bản vẽ, được Trung tâm phát huy giá trị văn hóa đa năng Quảng Ngãi thành lập để bảo tồn, quảng bá di sản Quảng Ngãi đến du khách trong nước và quốc tế.

Cách di chuyển đến thành cổ Quảng Ngãi

Từ trung tâm thành phố Quảng Ngãi bạn đi về hướng Đông lên đường Nguyễn Nghiêm về phía đường Quang Trung, đến ngã tư đầu tiên thì rẽ phải vào đường Lê Trung Đình, sau đó rẽ trái tại Hội Cựu Chiến Binh Tỉnh Quảng Ngãi vào đường Trần Cẩm, rồi tại ngã tư giao với đường Phan Huy Ích thì rẽ phải là thấy khu du lịch thành cổ Quảng Ngãi ở bên phải đường.

Kiến trúc thành cổ Quảng Ngãi

Thành cổ Quảng Ngãi được xây dựng dựa theo cảm hứng từ nền văn hóa Sa Huỳnh và Cham-pa, nên có kiến trúc theo kiểu vô – băng có bình đồ hình vuông, với diện tích trên 26ha và mặt tiền nhìn ra kinh đô Huế ở phía Bắc. Xung quanh được bao bọc bởi sông Trà Khúc thơ mộng, núi Thiên Ấn, núi Ông và núi Đá Đen hùng vĩ, tạo nên một khung cảnh đầy hữu tình.

Hơn nữa, do thành được xây bằng đá ong dày 1,6m có màu cam nâu bắt mắt và các bức tường được đục khắc những họa tiết đối xứng tinh xảo, nên cho ta cảm giác như đang lạc đến kiến trúc độc đáo của các lâu đài cổ của Ấn Độ vậy.

Ban đầu Cẩm thành cổ có 4 cửa nhưng sau đó người ta quan niệm rằng phía Nam có vía không tốt lành, tập trung nhiều quỷ dữ, vì vậy mà cửa phía Nam đã bị lấp lại còn 3 cửa ở 3 hướng còn lại có hình vòm với cửa gỗ lim, vọng lâu và sung ống thần công để bảo vệ thành. Thú vị hơn là cửa thành không nằm ở chính giữa như các công trình khác mà chúng đều bị lệch khoảng 15 độ.

cổng thành - kiến trúc ấn tượng của thành cổ Quảng Ngãi 

Cổng thành cổ kính (Ảnh minh họa)

Khu vực nội thành thì được phân bố qua 2 giai đoạn: thời kỳ đầu vào năm 1885 nhà Nguyễn bố trí trại lính và hành cung ở phía Nam, phía Bắc thì chuyên dành cho dinh Án Sát, Đốc học, Thái y viện, Lãnh binh, Bố Chánh, nhà của viên chức và nhà lao.

Sau khi thực dân Pháp sang xâm lược thì chúng đã thay đổi lại gần như tất cả vị trí và tên gọi của thành cổ Quảng Ngãi, điển hình như: thái y viện đổi thành bệnh viện, dinh Bố Chánh đổi thành dinh Tuần Vũ và chuyển sang phía Nam, dinh Lãnh Binh thì dời sang cạnh dinh Điíc học, trường Đốc học bị bỏ thay bằng biệt thự và văn phòng Công sứ, thêm bưu điện, đồng thời trường tiểu học và kho lương vào phía Đông.

Thành cổ Gấm ở Quảng Ngãi bây giờ được phục dựng mặc dù không được to và rộng như ban đầu nhưng kiến trúc khá tương tự, đồng thời được thêm vài công trình lấy cảm hứng của văn hóa Chăm và kiến trúc đền chùa cổ để du khách có thêm nhiều điều để khám phá.

kiến trúc nổi bật của thành cổ Quảng Ngãi hiện tại

Thành cổ Quảng Ngãi ngày nay (Ảnh @thanhcoquangngai)

Những trải nghiệm tuyệt vời tại thành cổ Quảng Ngãi

Không đơn giản chỉ là ngắm nhìn kiến trúc cổ như các di tích khác mà khi đến với thành cổ Quảng Ngãi du khách còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động văn hóa thú vị như: chiêm ngưỡng “con đường gốm sứ trên biển”, bộ sưu tập gốm sứ cổ lớn nhất Việt Nam và kiến trúc Nhà Rường Cổ Việt.

Đến với “con đường gốm sứ trên biển” du khách sẽ được xem phim tư liệu giải mã về 9 con tàu đắm Bình Châu 700 tuổi được tìm thấy trên vùng biển Việt Nam cũng như được tận mắt quan sát hàng ngàn cổ vật quý giá từng bị chìm khuất dưới rạn san hô trong lòng đại dương được trụ vớt lên như nào.

cổ vật - điểm thú vị của thành cổ Quảng Ngãi 

Khu trưng bày cổ vật tại thành (Ảnh Fb Thành Cổ Quảng Ngãi)

Còn tại không gian trưng bày bộ gốm sứ cổ nhất Việt Nam thì bạn sẽ được tìm hiểu sâu hơn về song gốm Chu Đậu – 1 tinh hoa văn hóa Việt nức tiếng ra đời ở thế kỷ 15 và khám phá cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh với những lò gốm cổ đang còn hiện hữu trên mảnh đất này.

Trong khi đó, đến với khu Nhà Rường Vổ Việt ở thành Gấm Quảng Ngãi thì du khách lại được mãn nhãn với những kiến trúc cổ hơn 300 năm tuổi được sưu tầm nguyên vẹn như ngôi hà của một vị quan dưới thời Nguyễn, hay các kiến trúc lấy cảm hứng từ văn hóa Việt và Chăm-pa, cực kỳ độc đáo và ấn tượng.

nhà cổ - khu vực hấp dẫn tại thành cổ Quảng Ngãi 

Kiến trúc nhà cổ được bảo tồn (Ảnh Fb Thành Cổ Quảng Ngãi)

Ngoài ra, tại đây còn thường xuyên tổ chức các sự kiện giao lưu và trải nghiệm văn hóa với các chuyên đề khác nhau ngằm giáo dục mọi người hãy luôn bao tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất Quảng để thế hệ mai sau được biết đến và tự hào hơn.

Song hoạt động ấn tượng và được nhiều người quan tâm nhất chính là khu chợ quê – nơi các em học sinh, sinh viên được tự tay tạo hình ra những sản phẩm bằng gốm sau đó vẽ các họa tiết lên trên mặt hay in và tô tranh Đông Hồ từ mộc bản để kích thích tư duy và rèn luyện tính kiên nhẫn. Đặc biệt là còn được thưởng thức những món đặc sản thơm ngon như: bò kho, xôi nếp ngự Sa Huỳnh và nhiều loại đồ uống thú vị khác…vậy thì có ai là không yêu thích được đây.

ăn uống - trải nghiệm đáng nhớ tại thành cổ Quảng Ngãi 

Những món ăn thơm ngon tại khu du lịch thành cổ (Ảnh Fb Thành Cổ Quảng Ngãi)

Nếu đã thăm chán các bãi biển thơ mộng hay những ngọn núi hùng vĩ thì bạn có thể ghé qua thành cổ Quảng Ngãi để lắng mình cảm nhận những nét đẹp văn hóa huy hoàng một thời của dân tộc.

Nguồn: luhanhvietnam.com.vn

Địa Điểm Liên Quan
Danh sách xã phường Quảng Ngãi
Danh sách xã phường Quảng Ngãi
TP. Quảng Ngãi184 lưt xem
Vườn Hoa Kon Trang Long Loi
Vườn Hoa Kon Trang Long Loi
Xã Đăk Hà, Quảng Ngãi8 lưt xem
Hồ Đăk Ke
Hồ Đăk Ke
Xã Măng Đen, Quảng Ngãi7 lưt xem
Ngục Đắk Glei
Ngục Đắk Glei
Xã Đăk Pék, Quảng Ngãi7 lưt xem
Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray
Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray
Xã Sa Thầy, Quảng Ngãi9 lưt xem
Nhà Rông Kon Klor
Nhà Rông Kon Klor
Phường Kon Tum, Quảng Ngãi7 lưt xem
Núi Ngọc Linh
Núi Ngọc Linh
Xã Ngọc Linh, Quảng Ngãi7 lưt xem
Ngã Ba Đông Dương
Ngã Ba Đông Dương
Xã Bờ Y, Quảng Ngãi7 lưt xem
Ngục Kon Tum
Ngục Kon Tum
Phường Kon Tum, Quảng Ngãi8 lưt xem
Cầu Treo Kon Klor
Cầu Treo Kon Klor
Xã Đắk Rơ Wa, Quảng Ngãi7 lưt xem
Thác Pa Sỹ
Thác Pa Sỹ
Xã Măng Đen, Quảng Ngãi9 lưt xem
Cánh Đồng Tỏi Lý Sơn
Cánh Đồng Tỏi Lý Sơn
đảo Lý Sơn71 lưt xem
Làng Hoa Nghĩa Hiệp
Làng Hoa Nghĩa Hiệp
xã Nghĩa Hiệp – Tư Nghĩa – Quảng Ngãi53 lưt xem
Đầm An Khê
Đầm An Khê
Phổ Khánh, Đức Phổ, Quảng Ngãi36 lưt xem
Làng Gốm Mỹ Thiện
Làng Gốm Mỹ Thiện
Thôn Mỹ Thiện, Xã Bình Hiệp, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi51 lưt xem
Cầu Cổ Lũy
Cầu Cổ Lũy
Nối Thành phố Quảng Ngãi và Khu kinh tế Dung Quất (phía đông thành phố)61 lưt xem
Nhà máy thuỷ điện Sơn Tây
Nhà máy thuỷ điện Sơn Tây
Sơn Tân, Sơn Tây, Quảng Ngãi42 lưt xem
Đập Thạch Nham
Đập Thạch Nham
Xã Nghĩa Điền, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi34 lưt xem
Cổ Lũy Cô Thôn
Cổ Lũy Cô Thôn
Nghĩa Phú, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi43 lưt xem
Hồ chứa nước Nước Trong
Hồ chứa nước Nước Trong
Xã Sơn Bao, Huyện Sơn Hà, Tỉnh Quảng Ngãi40 lưt xem
Gành Yến
Gành Yến
Bình Sơn, Quảng Ngãi38 lưt xem
Làng nghề truyền thống Tịnh Kỳ
Làng nghề truyền thống Tịnh Kỳ
xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngã43 lưt xem
Thác Ba Tầng
Thác Ba Tầng
Núi Cà Đam, thôn Quế, xã Trà Bùi, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi33 lưt xem
Làng cổ Gò Cỏ
Làng cổ Gò Cỏ
tổ dân phố Long Thạnh 2, Đức Phổ, Quảng Ngãi34 lưt xem
Hồ Diên Trường
Hồ Diên Trường
Phổ Khánh, Đức Phổ, Quảng Ngãi35 lưt xem
Bãi tắm Châu Tân
Bãi tắm Châu Tân
xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi59 lưt xem
Hồ Liệt Sơn
Hồ Liệt Sơn
xã Phổ Hòa, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi48 lưt xem
Thác trượt Trà Bói
Thác trượt Trà Bói
Trà Giang, Trà Bồng, Quảng Ngãi42 lưt xem
Kè biển Lệ Thủy
Kè biển Lệ Thủy
Bình Sơn, Quảng Ngãi40 lưt xem
Làng Bích họa An Bình
Làng Bích họa An Bình
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi37 lưt xem
Mũi Hải Âu
Mũi Hải Âu
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi48 lưt xem
Bến Tàu Đảo Bé
Bến Tàu Đảo Bé
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Cổng Tò Vò - Đảo Bé
Cổng Tò Vò - Đảo Bé
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Hồ Núi Lửa Thới Lới
Hồ Núi Lửa Thới Lới
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi44 lưt xem
Hải đăng Mù Cu
Hải đăng Mù Cu
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi39 lưt xem
Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn
Vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi38 lưt xem
Cầu cảng Bến Đình
Cầu cảng Bến Đình
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Đường Bích họa ven biển Lý Sơn
Đường Bích họa ven biển Lý Sơn
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Cổng Tò Vò - Đảo Lớn
Cổng Tò Vò - Đảo Lớn
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi57 lưt xem
Hang Câu
Hang Câu
đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi36 lưt xem
Đăng tin việc làm